Làng nghề mứt Tết Xuân Đỉnh đang chết

Làng nghề mứt Tết Xuân Đỉnh đang chết

Từng rất nổi tiếng với nghề làm mứt Tết truyền thống, nhưng quá trình đô thị hóa và áp lực cạnh tranh đang khiến Xuân Đỉnh dần mất đi vị thế của mình.


Làng nghề mứt Tết Xuân Đỉnh đang chết

Các cửa hàng bán mứt Tết trên đường Xuân Đỉnh trầm lắng so với mọi năm. Ảnh: H.C.

Theo bà V., chủ một xưởng sản xuất mứt bí tại phường Xuân Tảo, sản lượng của gia đình năm nay chỉ bằng gần một nửa so với năm trước. Mấy năm trước, xưởng của gia đình bà sản xuất đến tận 27-28 tháng Chạp, nhưng năm nay chưa đến rằm tháng Chạp đã hết đơn hàng.

“Chưa khi nào ế như năm nay”

"Ế" là chia sẻ của rất nhiều chủ xưởng sản xuất mứt Tết tại làng nghề Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo và Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Đơn đặt hàng giảm mạnh kéo sản lượng giảm theo khiến các hộ sản xuất tại làng nghề truyền thống này khó khăn.

Bà V., chủ một xưởng sản xuất mứt bí tại phường Xuân Tảo, cho biết các năm trước doanh thu của xưởng bà thấp nhất cũng đạt 700-800 triệu đồng nhưng năm nay chỉ 300-400 triệu đồng. Bà đánh giá đây là sự sụt giảm chưa từng có tại làng nghề.

Chủ xưởng Phong Lan cho biết gia đình đã làm mẻ cuối cùng vào ngày 10/1, tức 13 tháng Chạp. Đồ đạc, trang thiết bị đang được rửa dọn để đóng vụ.

Chủ cơ sở cho biết gia đình chuyên làm mứt bí và mứt dừa. Hàng năm đơn hàng nhiều, gia đình thuê 25-20 công nhân làm liên tục 3 ca đến tận 28 tháng Chạp. Năm nay chỉ thuê vỏn vẹn 7 công nhân làm cầm chừng đợi đơn hàng. Đến ngày 10/1 đơn hàng hết nên xưởng quyết định đóng vụ sớm.

Cũng theo chủ cơ sở Phong Lan, đơn đặt hàng và doanh thu mứt giảm liên tiếp qua các năm gần đây. Nếu như 5 năm trước, doanh thu của cơ sở này lên đến cả tỷ đồng thì hiện tại chỉ còn khoảng 400 triệu đồng.

Không khí tại các cửa hàng bán mứt Tết dọc đường Xuân Đỉnh thời điểm này cũng rất đìu hiu. Các năm trước, rất nhiều cửa hàng mọc lên hai bên làm cho không khí mua sắm rất nhộn nhịp. Cảnh người mua người bán, xe cộ mọi nơi đổ về chở hàng tấp nập thì năm nay trầm hẳn. Dọc đường Xuân Đỉnh chỉ có 3-4 gia đình bán lẻ mứt Tết truyền thống.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, chuyên mua buôn mứt Tết tại Xuân Đỉnh để phân phối cho các cửa hàng, đại lý, nhu cầu thị trường giảm trong những năm gần đây khiến thương lái không dám đặt hàng nhiều.

“Có đơn từ các đại lý tôi mới dám đặt hàng xưởng sản xuất”, bà Hương cho biết.

Đủ điều khó khăn

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng khiến diện tích đất tại khu vực Xuân Đỉnh ngày càng giảm đi. Mặt bằng sản xuất hạn chế, chỗ phơi nguyên liệu rất khó khăn. Nghề vất vả và rất kén công nhân nên tuyển cũng không đơn giản, tiền lương phải trả cao hơn bình thường.

Chủ cơ sở Phong Lan cho rằng Xuân Đỉnh đang mất dần lợi thế so với các địa phương khác. Mứt Xuân Đỉnh thường nhắm vào khách hàng bình dân nên yếu tố giá rất quan trọng.

Những năm gần đây, các làng nghề mứt Tết tại Hoài Đức (Hà Nội), Hưng Yên, Thái Bình đang vươn lên mạnh mẽ. “Họ có mặt bằng rộng, nhân công rẻ, nguyên liệu rẻ nên giá bán cạnh tranh hơn chúng tôi rất nhiều”, chủ cơ sở Phong Lan nói.

Lang nghe mut Tet Xuan Dinh dang chet hinh anh 2
Lượng mứt tết tại kho của các cơ sở chỉ bằng một phần rất nhỏ so với các năm trước, Ảnh:H.C.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Hương, người chuyên mua buôn mứt Tết thì nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu thị trường.

“Hiện có rất nhiều loại bánh kẹo khác nhau, đặc biệt là hàng nhập khẩu với mẫu mã đa dạng, phong phú, giá hợp lý nên người dân chọn mua nhiều hơn. Mứt truyền thồng chủ yếu để thờ cúng và biếu xén nên nhu cầu giảm”, bà Hương nói.

Làm ăn kém hiệu quả, nhiều chủ xưởng mứt tại Xuân Đỉnh đã quyết định bỏ nghề.

Nếu trước kia, vào mùa cao điểm làng có 30-40 hộ cùng làm nghề thì nay còn chưa đến 10 hộ sản xuất cầm chừng. Có những hộ sản xuất chỉ vì duy trì vài lái buôn quen thuộc và mong muốn giữ gìn nghề truyền thồng.

Nhiều hộ làm mứt trước đây chuyển sang xây nhà trọ cho thuê với thu nhập cao và đều đặn hơn rất nhiều so với làm mứt.

Theo Zing News

Related news

Content is updating...

Partners
Back To Top