Thị trường mỹ phẩm: Hàng sản xuất trong nước quyết giành thị phần

Thị trường mỹ phẩm: Hàng sản xuất trong nước quyết giành thị phần

Mỹ phẩm là một mặt hàng tiềm năng với thị trường Việt. Các sản phẩm sản xuất trong nước đang nỗ lực để giành lấy thị phần.


Cuộc đua không cân sức, hàng Việt quyết tâm giành thị phần

Mỹ phẩm là một trong những mặt hàng luôn “hot” và mang lại doanh thu lớn. Vì thế, thị trường mỹ phẩm sôi động từng ngày. Tuy nhiên, theo khảo sát thì các sản phẩm nhập khẩu, những thương hiệu nổi tiếng thế giới đang chiếm đa số thị phần và được người dùng Việt ưa chuộng.

Trong khi đó, bằng sự nỗ lực đổi mới lấy chất lượng làm mục tiêu hàng đầu, các nhà sản xuất trong nước đang quyết tâm giành lấy thị phần. Dẫu rằng, tương quan hiện tại, mỹ phẩm trong nước có phần lép vế và chưa thực sự gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng.

Ông Phạm Văn Ngọc, trưởng phòng Markeitng của một công ty sản xuất mỹ phẩm tại Hà Nội cho rằng, để mỹ phẩm trong nước giành được thị phần thì các công ty cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, mẫu mã đóng gói cũng cần đẹp mắt và có chiến lược Marketing phù hợp. Hơn hết, thị trường sản xuất mỹ phẩm trong nước chưa thực sự đa dạng hóa sản phẩm.

“Hiện nay, thị trường sản xuất mỹ phẩm trong nước phần lớn sản xuất cho đối lượng phụ nữ là chính. Tuy nhiên, một bộ phận rất lớn nam giới hiện nay cũng đã dùng mỹ phẩm. Thế nên, việc sản xuất cho phân khúc này là chưa nhiều. Mặt khác, các đơn vị mỹ phẩm quốc tế họ xây dựng được thương hiệu tốt với các chiến dịch quảng cáo, truyền thông mạnh, có thâm niên. Về chất lượng thì chưa chắc họ đã hơn mỹ phẩm sản xuất trong nước, nhưng về truyền thông thì rõ ràng họ mạnh hơn”, ông Ngọc nói.

Nhiều năm nay, mỹ phẩm sản xuất trong nước dường như đang bị lép vế trên chính sân nhà. Ngoài nguyên nhân do chưa định hướng và đẩy mạnh truyền thông thì một rào cản lớn đó là mỹ phẩm trong nước bị làm giả, làm nhái quá nhiều. Điều này là một phần nguyên nhân khiến người dân bất an và quay lưng. Vậy nên, theo ông Ngọc, mỹ phẩm sản xuất trong nước muốn giành lại thị phần, có lẽ, các nhà quản lý trước hết cần liên kết và xây dựng nên một chiến lược riêng.

Ông Ngọc nhấn mạnh, hiện tại các nhà sản xuất mỹ phẩm trong nước đang vừa phải cạnh tranh với mỹ phẩm từ nước ngoài, vừa cạnh tranh chính cả các công ty sản xuất trong nước. Vậy tại sao không liên kết lại để cùng khắc phục yếu điểm và chiếm lĩnh thị phần trên sân nhà. Như vậy, tương lai mỹ phẩm trong nước mới đươc hi vọng làm nên điều gì đó hơn là bị lép vế như thế này.

thi-truong-my-pham-hang-san-xuat-trong-nuoc-quyet-gianh-thi-phan-tuyen-my-pham

 Mỹ phẩm sản xuất trong nước cần có chiến lược rõ ràng để giành lấy thị phần 

Còn với chị Nguyễn Ngọc Châm, giám đốc công ty sản xuất mỹ phẩm tại phố Huế (Hoàn Kiếm –Hà Nội) cũng cho rằng, so sánh chất lượng mỹ phẩm sản xuất tại nước ngoài, nhập khẩu về Việt Nam cùng với mỹ phẩm sản xuất trong nước chất lượng không thua kém nhiều.

“Thành phần của mỹ phẩm đều gần như giống nhau, chiết xuất từ thiên nhiên là chủ yếu. Ngoài ra, một vài sản phẩm chiết xuất từ những thành phần hóa học có lợi cho da. Tuy nhiên, đa số người dùng thường có thói quen chuộng hàng ngoại hơn vì vẫn nghĩ hàng ngoại tốt hơn và chưa thực sự mặn mà với hàng sản xuất trong nước. Theo khảo sát của công ty mình, hầu hết mọi người dùng hàng sản xuất trong nước đều hài lòng và nhận ra công dụng là như nhau, mà giá lại rẻ hơn rất nhiều lần. Thế nhưng, bộ phận có thói quen mà dùng hàng trong nước vẫn chưa nhiều”, chị Châm nói.

Theo chị Châm, điểm yếu nhất của mỹ phẩm sản xuất trong nước là không tạo nên được các dòng với đa dạng sản phẩm chăm sóc. Ví dụ, nếu người dùng mua kem dưỡng da trong nước thì sẽ phải mua kem trị liệu nước ngoài cho bước chăm sóc da. Vậy nên, để cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần các công ty sản xuất nên tạo ra những dòng sản phẩm và có trọn bộ đầy đủ các sản phẩm chăm sóc.

Chị Châm cũng khuyến cáo, không phải các sản phẩm sản xuất theo dòng đều tốt mà mỗi dòng chỉ có một loại sản phẩm tốt nhất mà thôi.

Người tiêu dùng cần biết cách nhận biết mỹ phẩm giả, nhái

Không chỉ các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước mà ngay cả những sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu, có thương hiệu lớn đều bị làm giả, làm nhái.

Trong năm 2016, rất nhiều vụ việc làm giả mỹ phẩm bị cơ quan chức năng phanh phui và bắt giữ. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ hàng mỹ phẩm làm giả, nhái vẫn bằng đường này hay đường khác len lỏi vào thị trường tiêu thụ.

Để phân biệt được mỹ phẩm làm giả các thương hiệu nổi tiếng thế giới, chị Trần Thị Ngọc (Giám đốc Marketing công ty nhập khẩu độc quyền một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng Hoa Kỳ) cho biết: Để phân biệt được mỹ phẩm thật, giả cách đơn giản nhất là căn cứ vào mã vạch. Từ mã vạch, còn biết được xuất xứ mỹ phẩm sản xuất ở đâu, có phải hàng nhập khâu hay hàng trôi nổi.

“Có một cách rất đơn giản để mọi người có thể biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, và xuất xứ ở đâu? Đó là: gần như bất cứ một mặt hàng nào đều có mã vạch, nếu hàng nào chứa có mã vạch thì bạn cẩn thận rất có thể đấy là hàng nhái”, chị Ngọc nói.

thi-truong-my-pham-hang-san-xuat-trong-nuoc-quyet-gianh-thi-phan-tuyen-my-pham

 Dựa vào mã vạch là cách đơn giản giúp mọi người nhận biết mỹ phẩm thật, giả

Theo chị Ngọc, mã vạch có 2 loại đó là mã vạch gồm 8 con số và mã vạch gồm 13 con số. Để biết xuất xứ của mỹ phẩm chỉ cần xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch, nếu 3 chứ số đầu là 893 thì mình biết ngay mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, còn là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan. Người dùng có thể căn cứ vào bảng mã vạch tìm kiếm trên mạng.

Khi biết mỹ phẩm xuất xứ ở đâu, mọi người có thể phát hiện hàng thật hay hàng giả, hàng nhái.

“Tuy nhiên, nhiều người cũng  mắc là tại sao những người làm giả họ không làm giả luôn cả mã vạch của hàng thật thì câu trả lời là họ sẽ không bao giờ dám làm giả mã vạch thật vì như thế công ty của hàng thật sẽ kiện công ty giả ngay vì tội ăn cắp, sao chép mã vạch”, chị Ngọc nhấn mạnh. 

Theo Vietq

Related news

Content is updating...

Partners
Back To Top