Vết xe đổ của Trung Quốc

Mới đây, có thông tin cho biết nhiều đối tác nước ngoài đến Việt Nam tìm nguồn hàng trong lĩnh vực rau quả. Cụ thể, nhiều đối tác trước đây nhập chuối từ Philippines, nông sản từ Trung Quốc thì nay chọn Việt Nam để mua.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 4/1, bà Đào Thị Thu Oanh - Bộ phận xuất khẩu, Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit cho biết:  "Thời gian qua, cũng có nhiều công ty đối tác từ Hàn Quốc, Nhật Bản chủ động sang Việt Nam tìm các công ty xuất khẩu, để có các đơn hàng, ký kết khai thác, mặt hàng chủ yếu là thanh long và xoài.

So với thị trường Trung Quốc, thị trường nông sản Việt thường ổn định hơn, lúc nào cũng có hàng, còn thị trường Trung Quốc thì cũng khá bâp bênh, với có lẽ chất lượng chưa được quá chú tâm như ở Việt Nam. 

Sản lượng VN mình cung cấp lúc nào cũng đủ, yêu cầu của họ cao nên không phải ai cũng làm được, giá thành cũng cao, nên cũng khó làm, nhưng chúng ta đã khẳng định được thương hiệu, thậm chí được ưa chuộng dù giá thành chưa được cạnh tranh lắm".

 

Nông sản Việt đánh bật nông sản Trung Quốc trên thị trường quốc tế


Họ sang Việt Nam tìm hiểu, họ xem rất kỹ quy trình trồng, đóng gói, test các quy trình xem chất lượng ra sao, sau đó mới có hợp đồng mua. Mà khi các đối tác tự tìm đến chúng ta nó cũng khẳng định được thương hiệu của nông sản VN trên thị trường quốc tế".Cũng là một thương hiệu được đối tác nước ngoài tìm đến, bà Ngô Tường Vy - Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu chia sẻ: "Theo chúng tôi biết thì hiện tại, nông sản như thực phẩm, trái cây của Trung Quốc đang bị nhiều tai tiếng, nên nhiều nước họ muốn tìm các thị trường cung cấp có chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Tiết lộ thêm, bà Vy cho hay: "Trước đây, thị trường chính của chúng tôi là Trung Quốc, bởi khi tôi tiếp xúc rõ với thị trường này, nên biết được cách kinh doanh của họ, thấy được lợi thế của mình, từ đó mới khai thác lợi thế của mình.

Sau đó tôi bỏ thị trường Trung Quốc, chuyển sang xuất khẩu thị trường khó tính hơn, nhưng không thể nói thị trường TQ là không nhiều.

TQ không phải không làm hàng sạch, họ làm hàng xuất khẩu vẫn là hàng sạch, nhưng một phần không đủ, một phần quá nhiều tai tiếng nên ảnh hưởng, cái đó là quan trọng nhất. VN đừng đi vào vết xe đổ đó, một khi đã có tai tiếng thì rất khó lấy lại được".

Thế mạnh nông sản Việt

Bên cạnh đó, theo bà Vy, mỗi một thị trường sẽ có quy định khác nhau, khi chúng ta đề cập đến vấn đề xâm nhập thị trường đó thì họ sẽ có quy định đàm phán, bên nước ngoài họ sẽ có quy định chung về chất lượng.

Như thị trường châu Âu bắt buộc phải có Global GAP là một bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế dành cho việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, thị trường Mỹ thì phải có một chất lượng riêng, ít nhất từ VietGAP, sau đó họ có tiêu chuẩn riêng của Mỹ, chúng ta phải áp dụng tiêu chuẩn đó vào VietGAP, Global GAP của mình. Ban đầu khi đạt thỏa thuận thì họ cũng có chuyên gia sang hướng dẫn cho mình từng phần công việc, khi có đủ năng lực thì mình được xuất khẩu sang Mỹ.

Bên cạnh đó theo bà Vy, nếu như trước đây đa số người tiêu dùng ăn bằng mắt, thì bây giờ đã khác, họ chú trọng hơn về sức khỏe, chất lượng sản phẩm. Dù trái cây VN cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu điểm, nhưng để xuất khẩu được nguồn nhập quản lý rất chặt, để sản phẩm đảm bảo chất lượng không bị rủi ro để có thể xuất khẩu.

Có nhiều đối tác nước ngoài tìm đến VN để đặt hàng

Còn lợi thế cạnh tranh, đặc sản trái cây VN rất là ngon, lợi thế của mình là vùng đất, hương vị thơm, giá nhân công lao động lại rẻ, chỉ khó khăn các chi phí vận chuyển chúng ta còn cao so với các nước khác, đó cũng là trăn trở của DN.

Phải xác định mục tiêu chỉ chú ý chất lượng, không chạy theo số lượng, nếu cảm thấy không làm được thì không làm, đừng chỉ tính đến lợi ích kinh tế.

Cái khó là không phải cứ hàng VN là hàng sạch

Ttước thông tin, nông sản Trung Quốc tràn ngập thị trường TPHCM trong dịp Tết, theo bà Vy, nông sản Việt nội địa hiện nay, đa số người VN đã ý thức được thế nào là hoa quả đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn.

Thế nhưng, tại sao nông sản Trung Quốc được ưa chuộng, thứ nhất, mẫu mã bên ngoài đẹp; thứ hai, giá họ rẻ hơn hàng trong nước.

Và trong 2 đặc điểm này, chúng ta thực sự chỉ có thể cạnh tranh dựa trên ưu điểm lớn nhất là chất lượng hàng sạch, chứ còn mẫu mã bên ngoài rất khó. Mặt khác, hàng nông sản nội địa của VN giá cao hơn hàng TQ, trái cây nông sản Việt vô cùng cao, giá của nó chỉ thấp khi bị đụng thị trường, còn cao hơn cả Thái Lan.

Cụ thể như chôm chôm, nhãn hiện nay xuất khẩu lúc nào cũng cao hơn Thái Lan, nhưng vẫn bán được là do xây dựng thương hiệu tốt, chất lượng làm tốt, một số thị trường len lỏi vào được, còn giá ở nướcta rất cao.

"Quan trọng mọi người ai cũng ý thức được một điều người Việt dùng hàng Việt, ủng hộ Việt Nam, đảm bảo sức khỏe thì là tốt. Nhưng thực tế là kông phải cứ hàng Việt là hàng sạch, nó còn tùy thuộc từng mặt hàng, nên chính người Việt không xây dựng được lòng tin cho người Việt thì làm sao đi ra các thị trường khác được.

Nghĩa là người làm kinh doanh phải thay đổi trước, thay đổi nhận thức, phổ biến lại cho nông dân làm hàng sạch cung ứng cho thị trường nội địa, dần dần khi ý thức, tin tưởng sản phẩm tự họ sẽ tẩy chay hàng TQ kém an toàn", bà Vy chỉ rõ.

Theo Đất việt

Partners
Back To Top