Chiến lược cạnh tranh SMEs trong cách mạng công nghiệp lần IV

Chiến lược cạnh tranh SMEs trong cách mạng công nghiệp lần IV

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ IV, khi thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học đang tiếp tục xích lại gần nhau hơn thì công nghệ và thiết bị sẽ ngày càng cho phép chúng ta tiến tới thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp.


Để cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV, một cách tự tin và thành công, một số vấn đề đặt ra là: phát triển sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm; phát triển, bảo vệ tài sản trí tuệ; phát triển nguồn nhân lực, đào tạo khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, quản trị doanh nghiệp hiện đại...

Đó là nội dung được bàn tại hội thảo “Chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức vào chiều ngày 16/01/2017 tại Hà Nội. Tới tham dự Hội thảo có rất nhiều các chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, quản trị thương hiệu, quản trị nhân lực, quản trị tài chính,… với sự điều phối chính của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành.

Theo PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh - Chuyên gia cố vấn Chương trình Thương hiệu quốc gia: nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng nâng cao và phức tạp, họ nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm thông qua nhiều hình thức; và thương hiệu là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực mà người tiêu dùng sử dụng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược cạnh tranh thương hiệu để tạo dựng lòng tin đối với khách hàng, mở rộng thị phần và phát triển doanh nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh (Ảnh: Quang Hiếu)

PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh (Ảnh: Quang Hiếu)

Ông Trần Trọng Thành - Chủ tịch Vinapo nhận định một khía cạnh khác về chiến lược cạnh tranh doanh nghiệp, đó là yếu tố liên kết. Ông cho biết: hệ thống chợ của Việt Nam khá yếu kém, rất cần sự quan tâm, tổ chức triển khai và kết nối nhằm tạo nên một sự liên kết cho sự phát triển của các doanh nghiệp

 Ông Trần Trọng Thành - Chủ tịch Vinapo (Ảnh: Quang Hiếu)

Ông Trần Trọng Thành - Chủ tịch Vinapo (Ảnh: Quang Hiếu)

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - Giám đốc Dự án Năng lực Thương mại Việt Nam nêu quan điểm: cần có một sự liên kết ngang giữa các doanh nghiệp thông qua một doanh nghiệp đóng vai trò là con chim đầu đàn, đồng thời với đó là sự kết nối dọc trong các doanh nghiệp với ví dụ điển hình của Tập đoàn Vingroup

Ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn quản lý Việt

Ông Trịnh Minh Giang - Chủ tịch HĐQT Công ty Tư vấn quản lý Việt

Một số vấn đề khác được đem ra mổ xẻ như: quản trị tinh gọn cho bộ máy quản trị SMEs, quản trị nguồn nhân lực và tài chính định hướng phát triển cho SMEs,… đã cho thấy một cái nhìn khái quát, một bài toán đặt ra cho các nhà quản lý, cho người làm doanh nghiệp về chiến lược phát triển doanh nghiệp và hơn hết là đội ngũ start-up có thêm những kinh nghiệm được chia sẻ bởi các tên tuổi đại diện cho doanh nghiệp nhỏ thành công: Nguyễn Cảnh Bình, Trịnh Minh Giang,...

Theo Dân trí

Partners
Back To Top